Tư Duy Chọn Sản Phẩm Chạy FB Ads
Tư duy chọn sản phẩm chạy Facebook ads là một bước quan trọng để đảm bảo hiệu quả và thành công trong chiến dịch quảng cáo của bạn. Dưới đây là một số bước và lưu ý để giúp bạn tư duy và lựa chọn sản phẩm phù hợp để quảng cáo trên Facebook
- Đối tượng và định hướng: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn và xác định họ đang tìm kiếm sản phẩm nào. Facebook cung cấp nhiều công cụ định hướng khác nhau như tuổi, giới tính, địa điểm, sở thích và hành vi, giúp bạn nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu.
- Nhu cầu và giá trị sản phẩm: Đảm bảo sản phẩm bạn chọn quảng cáo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm nên mang lại giá trị và lợi ích cho người mua, giúp họ giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của mình.
- Độc đáo và phân biệt: Nếu có nhiều đối thủ cạnh tranh cung cấp sản phẩm tương tự, hãy tìm cách phân biệt sản phẩm của bạn. Điều này có thể là qua tính năng độc đáo, giá cả cạnh tranh, hoặc cách tiếp cận thị trường khác biệt.
- Hấp dẫn và tương tác: Sản phẩm bạn chọn nên có tính hấp dẫn và khả năng tương tác cao. Điều này giúp thu hút sự chú ý của người dùng Facebook và tạo ra sự tương tác, như bình luận, chia sẻ, hoặc nhấp chuột vào quảng cáo.
- Độ phổ biến: Nếu sản phẩm đã được nhiều người mua và có những đánh giá tích cực, điều này có thể thể hiện độ phổ biến và tin tưởng của sản phẩm, làm tăng khả năng người khác tin tưởng mua hàng.
- Đảm bảo tính khả thi: Hãy xem xét khả năng quảng cáo sản phẩm của bạn trên nền tảng Facebook. Có những loại sản phẩm có thể không phù hợp với chính sách quảng cáo của Facebook hoặc không thể hiển thị một cách hấp dẫn trên trang tin tức hoặc thư mục.
- Kiểm tra thử nghiệm: Trước khi cam kết vào một chiến dịch quảng cáo lớn, nên thử nghiệm và đo lường hiệu quả của sản phẩm trong các chiến dịch quảng cáo nhỏ. Điều này giúp bạn đánh giá hiệu suất và tính khả thi của sản phẩm trước khi đổ nhiều nguồn lực vào quảng cáo lớn hơn.
Cuối cùng, cần nhớ rằng, việc chọn sản phẩm chạy quảng cáo Facebook không chỉ là về cảm giác, mà cần dựa trên cơ sở dữ liệu và phân tích kỹ lưỡng. Bạn cần liên tục theo dõi và đo lường hiệu quả của chiến dịch để điều chỉnh và cải thiện trong quá trình thực hiện.
I : CHỌN SẢN PHẨM VÀ TƯ DUY CHỌN SẢN PHẨM
Nếu Bạn đang ở bước này, hãy trả lời câu hỏi Bán Cái Gì? Bán Cho Ai? Và kèm theo
những gợi ý của mình bên dưới để chọn sản phẩm cho phù hợp.
1. Một Số Nguyên Tắc Đầu tiên
a. GIÁ VỐN: đảm bảo nguyên tắc 1 vốn 3 lời – Nếu bạn KD ko nhâp hàng nên là Giá Vốn < 0.45 Giá Bán.
b. BIÊN ĐỘ LÃI: Giá bán/ Giá vốn > 120%
c. Sản phẩm đó nên có lần mua lại thứ 2/ thứ 3 là tốt nhất
d.
(*) Tại sao lại là “1 vốn 3 lời”: tỷ suất tầm 2-2.5% trở lên. Nếu ko đạt được biên độ này thì KO đủ tiền để trả quảng cáo.
Nếu bạn làm Dropshipping, Nên là 1:1, bỏ ra 1 đồng quảng cáo thu về 1 đồng lãi. Nếu làm sản phẩm dịch vụ thì
cách tính như sau: Chi phí/ Doanh số nếu chỉ dùng FB thì phải < 30%.
2. Chiến lược chọn sản phẩm.
● Về số lượng có thể cung cấp, size số..
● Liên quan tới Vận hành, đóng gói SP: phải là cái dễ nhất để thực hiện (trọng lượng, kích thước..)
● Hoặc sử dụng CHIẾN THUẬT về SẢN PHẨM như sau:
1. SP KÉO:
Nó là sản phẩm mang lại giá trị nhiều hơn giá bán. Không đánh mạnh vào mục đích thu lợi nhuận mà
dùng vào mục đích thu tệp.
– Thu về TỆP tương tác, thu về người quan tâm, thu về người trải nghiệm dịch vụ mua hàng của
mình. Để họ bước vào thang giá trị của doanh nghiệp mình.
– Đặc điểm của sản phẩm kéo
✔ Mặc dù là sản phẩm dùng để tạo được sự chú ý nhưng vẫn phải đảm bảo được GIÁ VỐN &
TIỀN QUẢNG CÁO. KO có lãi hoặc lãi ít thôi. Nếu được lãi cố gắng tầm 10-20K nếu được.
✔ VÍ DỤ: bỏ ra 50K để mua một cái áo để thu hút đến để kéo KH đến cửa hàng và chốt bán
SP đẩy là cái Quần tương ứng. Giá vốn bán quần = Giá vốn của Quần + Giá vốn của áo +
Tiền quảng cáo = 30K + 50K + 15K qc = 95K
✔ SP kéo phải tư duy được. Có công dụng thu được TỆP like trang nhiều nhất có thể (kêu gọi
KH hành động): lưu ý không sử dụng các từ khoá trong bài post như: “like”, “comment”,
“follow”… do FB chặn các chiến thuật kéo KH follow. Biến từ này thành từ khác hoặc nói
khác nghĩa dài ra.
✔ Nếu bạn ko có sản phẩm kéo thì sẽ không có cơ hội tạo ra TỆP KH đủ lớn để tạo ra nhiều
cơ hội bán hàng.
✔ Chọn SP kéo miễn sao ít người làm hoặc có người làm nhưng chưa bung được TỆP lớn để
kéo traffic.
2. Sản phẩm đẩy
a. Sản phẩm đẩy phải LOGIC và LIÊN QUAN đến SP kéo
b. Để có thể bán trong vòng 1 phát tiếp cận cả KÉO và ĐẨY
3. Sản Phẩm Chốt
– Mục đích là mọi người có nhiều tiền hơn để quảng cáo mà KO cần tính đến lãi lỗ.
– VD SP chốt của HOÀNG HÀ mobile là gói bảo hành 3 tháng sau thời gian bảo hành là 300K. Từ
đó nếu 1 ngày bán 20 điện thoại thì dễ dàng bán được 6tr SP chốt. 1 tháng có thể dễ dàng có
100 tr để sử dụng chạy quảng cáo mà không lo lỗ vốn.
– VD ở cắt tóc 30Shine là gói Member 99K giảm giá 10-15% khi sử dụng các dịch vụ trong vòng
một năm. Thu được tiền member 99K thì có tiền marketing trong nguyên 1 năm dư giã.
– Thường khó để làm được SP chốt.
– Đặc điểm của SP chốt
i. Bắt buộc phải lãi nhiều
ii. Chi phí sản xuất ít
iii. Tính liên kết cao
iv. SP chốt bán được quanh năm suốt tháng, ko phải trend.
4. Tham khảo: bán trang sức
a. SP kéo: Là bông tai ngọc trai 99k có kiểm định
b. SP chốt: là vòng cẩm thạch gần 100tr. 100 ng mua bông tai sẽ có 1-2 người mua vòng cẩm
thạch. Mất tầm 4-5 tháng để nuôi khách
5. Tham khảo: Bán máy lọc nước
a. SP kéo: Lõi lọc nước
b. SP chốt: Bình lọc nước cá nhân
1. THÔNG ĐIỆP CHO SẢN PHẨM
Lựa chọn “thông điệp” phù hợp với sản phẩm qua 4 lý do KH chọn mua hàng
1. Cảm tính: mua theo cảm xúc và nó bị quyết định nhiều vào nội dung quảng cáo
2. Lý tính:
– VD Chọn gói ảnh cưới ĐÀ LẠT 6.900.000 bao gồm cả Video clip ảnh cưới (giá thị trường ko bao gồm Video
chỉ khoảng 3,5tr). Shop đã đầu tư tài sản khủng bố + chuẩn bị sẵn 300 tiểu cảnh template video + 02 con Ô
tô đưa đón + máy móc Flycam. Chỉ có quay mặt cô dâu với chú rể 60 option rồi sau đó ghép vào. Mỗi ngày
làm 5-6 video. Phân khúc KH phổ thông 🡪 Tầm nhìn mang tính hệ sinh thái. CÙng 1 mức giá nhưng tôi nhận
được giá trị nhiều hơn
3. Ngách:
– VD 30 shine chỉ làm cho NAM
4. Giá:
– Cố gắng thời điểm hy sinh 1 mã rồi tăng giá sau
– Hoặc bán giá 310 khi KH inbox hỏi gía, nếu KH mua thì OK, nếu KH ko mua thì gửi cho voucher
giảm giá 50K, bán với Giá mong muốn là 260K.
– Quan điểm: Lựa chọn 1 trong 2 quan điểm: một là bán giá đắt nhất (kèm chất lượng dịch vụ Good) hai là
bán giá cạnh tranh nhất (không thằng nào cạnh tranh lại).
Cố gắng tạo cho mình một THÔNG ĐIỆP khiến người ta CHÚ Ý.
2. NỘI DUNG
Ý NGUYÊN TẮC
– Nếu như SET đúng, Đối tượng đúng 🡪 mà không ra được “bình luận”, “comment” thì xem lại Nội dung. Nội dung đó
chắc chắn có tương tác thì mới bắt đầu chạy
– Nếu như Nội dung đã có tương tác 🡪 mà không có “chuyển đổi” thì xem lại Thông điệp
– Nếu như Thông điệp mua hàng đã là độc và chưa được từng sử dụng thì xem lại Sản phẩm
Có 02 khả năng xảy ra:
1) Sản phẩm này quá mới, chưa đủ độ phủ
2) Sản phẩm này đã cũ, qua vòng đời và rơi vào chu kỳ cuối
1. Nội dung bài viết quảng cáo phải đảm bảo 5 yếu tố
1) Tiêu đề: 4 dòng đầu tiên: ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ hình dung, catching eyes.
Mẫu nội dung thường hiển thị với người xem 4 dòng đầu tiền do vậy:
✔ 4 dòng đầu tiên thật là ấn tượng, thật là liên kết
✔ Viết bán hàng thì rõ ràng, ngắn gọn
✔ Quần áo theo trend của KH nên có thể lấy ý tưởng từ các bài hát hoặc quyển sách ngôn
tình
✔ Nếu liên quan tới các mẹ thì đọc thêm webtretho, afamily…
2) Đoạn dẫn dắt tiếp theo: có tính liên kết
3) Lý do mua hàng
4) Dẫn chứng
✔ Làm thế nào trong mỗi bài chạy đều có dẫn chứng,
✔ Tăng tính thuyết phục
5) Kêu gọi hành động
Lưu ý:
– Bài viết tối đa chỉ 5 hastag đổ lại thôi – Icon trong bài viết cũng tối đa 5 icon
– Link website: nếu không phải đang chạy quảng cáo chuyển đổi/ chương trình khuyến mại thì nên hạn chế
đưa vào bài viết, vì càng nhiều link càng giảm độ tiếp cận KH
– Từ ngữ khi sử dụng, đảm bảo yếu tố “phù hợp – dễ hiểu” với tất cả mọi người
– Tiêu đề phải có cụm từ CHÚ Ý THU HÚT. Cụm từ chú ý lấy từ
✔ Đối thủ
✔ Khách hàng
✔ Quá trình chạy của bản thân
✔ Xu hướng
Trong đó, cụm từ CHÚ Ý tập trung theo KH hoặc đối thủ là hay nhất.
(*) KHÁCH HÀNG (rất thiết thực, và đồng cảm với feedback của KH):
✔ Cụm từ chú ý nên tập trung vào insgight của KH hoặc lời KH feedback từ đó chọn ra làm tiêu đề
quảng cáo.
✔ Cần thường xuyên trao đổi, trò chuyện với KH thì sẽ có các thông tin này.
✔ Là động lực để chăm sóc KH ngày đêm để lấy được feedback tốt từ KH
(**) ĐỐI THỦ:
✔ Xem thông tin quảng cáo của Đối thủ thì mình học theo các bài và hình ảnh
– Bài viết cần viết đi, sửa lại nhiều lần để gọt giũa ra các bài viết chất lượng, ngắn gọn, xúc tích. Phong cách
FB bây giờ ưa văn ngắn, câu từ giải quyết vấn đề luôn. Thông tin ít, đơn giản, tập trung hết vào ảnh để
người ta phải tương tác.
– Quan trọng nhất bài viết cần “Dẫn chứng” thuyết phục.
– Tham khảo bài viết của : Sài gòn Smile SPA, Style Factory, Bảo Ngọc Jewerly, Argento 925
Silver…
3. HÌNH ẢNH
– Phải có “THÔNG ĐIỆP”
– Bố cục
– Kích cỡ
– Và tính liên tưởng
1. Ảnh sản phẩm cần đơn giản chụp trên background đơn giản: đen/ trắng/ ghi
2. Sản phẩm phải chụp trên background nổi bật sản phẩm, tham khảo các ảnh chụp nước ngoài, trên Facebook,
Instargram, Pinterest, Canva…, tìm ảnh nào được nhiều tương tác nhất,
3. Hình ảnh đem chạy qc bài viết, không được lấy hình ảnh trơ, hình ảnh phải được cập nhật. Có thể thiết kế
thành 03 bộ ảnh với 03 mục đích khác nhau:
a. Nhá hàng
b. Hàng về: nhiều hơn. Ảnh mẫu riêng: để làm feedback.
c. Cuối cùng treo 1 cái ảnh và báo shop đã Hết hàng.
4. Bộ ảnh thông thường thì chỉ cần 02 bộ ảnh:
a. Nhá hàng
Khi KH hỏi hàng thì không trả lời ngay , đặc biệt với hàng thời trang. Mà trả lời là để “em vẫn còn, nhưng sợ size
này hết, để em check và báo lại”, tạo hiệu ứng cảm giác hết hàng, KH sẽ có tâm lý muốn mua hơn, đẩy
tính thực tế và tương tác lên cao.
b. Hàng về
5. Bộ ảnh quan trọng nhất tính thực tế, hình ảnh trong chân thật, nếu ảnh quá đẹp, khách sẽ giảm độ tin cậy và
thu hút.
Nick seeder: lập khoảng 10 con, sau 3 tháng thì dùng.
4. SET CAMPAIGN (SET chiến dịch QUẢNG CÁO)
Quy trình lên CAMP bao gồm 7 bước: Sản phẩm, Thông điệp, Nội dung, Hình ảnh, SET, Đo lường, Scale
1. Quan trọng nhất của SET là chọn “Đúng định dạng” và chọn “Đủ đối tượng”
– 03 dạng chiến lược tiếp thị theo thứ tự gồm:
✔ Chuyển đổi
✔ Tin nhắn
✔ Bình luận
– Chiến dịch nhiều khi thì cần phải có chiến dịch rải thảm/ lót đường. VD:
✔ Có nhiều clip hay, ý nghĩa về tình yêu…
✔ Có dồn sản phẩm áo, cốc đôi vào đầu, giữa và cuối clip.
✔ Sau đó chạy Video View để mọi người xem video đó.
Thu lại những ng xem video đó trên 90% video thì chạy tin nhắn.
✔ Đó là mục tiêu kết hợp nhiều chiến dịch
– Mình phải xem KH của mình có phù hợp và chọn được đúng định dạng tiếp thị hay chưa?
✔ Nếu sản phẩm của mình dễ mua, dễ bán, ko cần tư vấn nhiều? vẫn có thể bán bằng bình
luận, tin nhắn, có thể chạy chatbot thì chạy tương tác.
✔ Nếu sản phẩm cần phải tư vấn nhiều, chát qua chát lại, hỏi đi hỏi lại mới chốt được thì chạy tin
nhắn.
✔ Nếu sản phẩm có thể giải thích, trình bày, huấn luyện thì chạy chuyển đổi bằng tệp là ngon nhất.
Chạy chuyển đổi gần như là OK nhất, nhưng không phải là ai cũng ứng dụng được. Nó chỉ chạy cho
tệp đã tương tác, nó không chạy được cho tệp rộng.
Chọn định dạng phù hợp – đặt đúng tiêu chuẩn tên – chọn lựa đối tượng phù hợp là các việc chính khi mọi ng
thực hiện Set ads.
2. Cách thực hiện SET CAMPAIGN – CHIẾN DỊCH
– Ví dụ: Chọn chiến dịch TIN NHẮN
– Cách đặt tên CAMP cần tuân theo quy tắc:
“Mục Tiêu – Sản phẩm – Chương trình khuyến mại – Page – Ngày bắt đầu chạy”
Ví dụ: Tin Nhắn – Album váy tháng 5 – Page Áo Cưới – 13/05/2020
– Quan trọng là Bạn cần theo dõi 2 thứ : CHIẾN DỊCH & NHÓM QUẢNG CÁO
✔ Quảng cáo là linh hồn của Facebook vì nó mang lại Doanh thu cho Facebook, thì nhóm quảng cáo
chính là lõi của linh hồn, là tinh hoa để mọi ng có thể làm Quảng cáo.
✔ Bạn sẽ phải chọn những đối tượng phù hợp
– Thông thường khi bạn Set quảng cáo thì Set trực tiếp vào sở thích, bằng cách phân tích KH/ hoặc
theo dõi người comment, bình luận trên trang của mình. Set mà không ăn thua là do mọi ng set
vào tệp quá rộng.
– Cột bên trái “Đối tượng tìềm năng”, cách chỉnh để nó lên tệp để mình test và kiểm tra là mình
tăng tiền ngân sách.
– Mọi người phải nhớ cách đặt tên nhóm quảng cáo như sau:
“Mục Tiêu – Mô tả về đối tượng – Vị trí – giới tính – Ngày bắt đầu chạy – Độ lớn của tệp”
Ví dụ: Hà Nội, nữ, 18-23 – 13/05/2019 – 2.300 người
🡪 Mục đích cách đặt tên này để
🡺 Xem “Tỷ lệ tiếp cận của tệp”, và
🡺 So sánh các lần chạy khác nhau
– Chọn vị trí phù hợp bằng cách lựa chọn vị trí/ khu vực, ko nên thả ghim sẽ thiếu chính
xác
– Nếu chạy TIN NHẮN chỉ hiện thị di động, tắt máy tính đi
– NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO:
✔ Ngân sách hàng ngày thì sẽ để chu kỳ sống tốt hơn.
✔ Ngân sách trọn đời có 1 đặc điểm là ngày kết thúc nếu còn rất nhiều tiền mà nó chưa tiêu được thì
phải gia hạn ngày ra, tránh toàn bộ tiền tiêu vào ngày đấy. Thường chạy ngân sách trọn đời áp dụng
cho chiến dịch 10 ngày trở lên, và chú ý vào ngày thứ 8,9 vì nhiều khi chẳng tiêu gì, đến ngày cuối
cùng nó tiêu hết trong ngày cuối cùng.
3. Một số chú ý:
– Dùng trình Quản lý doanh nghiệp (bắt buộc): thì sau khi SET mới chia sẻ được bài viết.
– Set đúng định dạng, đúng đối tượng.
✔ Nếu đã Set đúng mà vẫn không tiếp cận được thì mình cần xem lại nội dung.
✔ Câu hỏi đặt ra là, Nội dung mình đem chạy có tương tác tự nhiên bao gồm bình luận và like tự nhiên
hay không. Một bài đem chạy quảng cáo trừ seeding thì phải có tối thiểu 3 bình luận, 10 share, 50
like. Những bài như này khi chạy thì luôn luôn có kết quả phản hồi, tương tác tốt.
✔ Nếu không có bài như vậy, tức mình đã chạy sai bài, thì mình phải tìm Nội dung khác/ Hình ảnh khác.
✔ Tips/trick bài chạy thời trang: Cái áo này đẹp không, bạn nào thích thì giơ tay. Nhiều lượt thích thì
sửa giá, bắt đầu chạy quảng cáo.
✔ Mẹo khác: Bài nào định chạy, ghim lên đầu trang, KH vào comment, like nhiều rồi thì bắt đầu chạy
quảng cáo. Dồn cho nó 3-5 ngày xem tự nhiên. Nếu không thì dùng chatbot, bắt mọi người comment
vào đó.
✔ Nếu mọi người đem cái bài không ai tương tác, like gì đi chạy quảng cáo 🡪 FALES
– Có chuyển đổi tự nhiên mà không thành đơn hàng thì xem lại thông điệp.
✔ Thông điệp bị sai, hoặc
✔ Thông điệp đã dùng rồi, hoặc
✔ Khuyến mại không đủ hấp dẫn.
– Thông điệp ổn rồi mà vẫn không bán được thì xem lại Sản phẩm.
5. ĐO LƯỜNG
1. “CHỐNG LÃNG PHÍ” và Cơ sở để Scale Sau này
– Không được phép tiêu quá 1 số tiền nào đó mà không ra được kết quả
– Nếu đã set theo phương pháp này, thì những người đầu tiên tiếp cận phải ra được bình luận, tin nhắn.. thì
những người tiếp theo mới tiếp cận đúng, phân phối tiếp theo mới chuẩn.
– Ngân sách khống chế cho tệp này từ 100-200K cho sản phẩm bán từ 1.000.000 đổ lại.
Nhưng chi phí này không vượt quá 40% của Biên độ lãi/ Lợi nhuận tối đa mà mình chấp nhận được.
Biên độ lãi = Giá hàng – Giá vốn
– Phải tối ưu được chi phí quảng cáo thì mới có tiền chạy lâu dài.
– Bạn phải nhớ:
Nếu quảng cáo set qua “Giai đoạn máy học” mà không có chuyển đổi thì phải dừng lại.
Ví dụ: 2000 người, 4 giờ, 50K chi tiêu phải cho ra kết quả tối thiểu:
-> Nếu chạy tương tác thì có 50 action xem ảnh/ click vào web …
-> Nếu chuyển đổi/ messenger thì phải có ít nhất 1 người
– Mọi người phải ấn định luôn:
Ví dụ tháng trước mình chạy hết 10 triệu được hơn 100 đơn
Thì Tháng này 1 đơn không được vượt quá cái CPO (cost per order) đó. Chi phí quảng cáo/ đơn hàng.
2. Đo lường 1 – Tin nhắn/ Bình luận/ Chuyển đổi
– B1: Chọn giá trị đo lường gồm
✔ Tin nhắn/ Bình luận/ Chuyển đổi và
✔ Chi phí trên đơn hàng, và
✔ Chi phí trên doanh thu
🡺 Nhiều bình luận, nhiều người hỏi mà chi phí đơn hàng ngày hôm nay tăng hơn ngày hôm trước thì
phải sửa lại. Ví dụ sửa lại cách tư vấn, trả lời KH.
🡺 Nếu sản phẩm dễ dàng thì chọn Bình luận. Ví dụ: Thời trang.
– B2: Tùy chỉnh lại cột báo cáo để nó thuận tiện cho mình phân tích và báo cáo:
1) Số người tiếp cận được
2) Số lần hiển thị
3) CPC
4) CPA
5) Chi phí 1000 người
6) Tần suất
7) Tiền đã tiêu
8) Chi phí trên mỗi tin nhắn
9) Chi phí quan hệ trên mỗi tin nhắn
10) Tỷ lệ chuyển đổi
– B3: Sắp xếp diễn biến theo ngày
✔ Một quảng cáo tốt thì nó phải có dữ liệu đều theo ngày, nó phải ổn định, nó có thể là 3,2,5 nhưng nó
không thể là 1, tức là nó tăng dần đều, tuyệt đối ko phải là 0.
✔ Mình xem diễn biến theo ngày trước, sau đó mới xem tới CPA, CPM, CPC và những thứ khác. Quảng
cáo nó ra được kết quả “người hỏi” thì mặc định là các chỉ số khác sẽ tốt, chỉ số khác ko tốt nhưng
ra được “người hỏi” thì vẫn OK. Còn những chỉ số khác nó tốt mà không ra được “người hỏi” thì cũng
vứt.
✔ Cách để mọi người quyết định như sau:
1) Dữ liệu tăng dần mà tiền ngân sách không đổi tức là đang vào tệp hiệu quả 🡪 cần tăng tệp
+ Có thêm người tiếp cận là có thêm bình luận
+ Dữ liệu tăng dần 2-3 ngày liên tiếp thì bắt đầu tăng tiền.
+ Có thể theo dõi cấp độ tăng dần đều thì tăng tiền
2) Dữ liệu giảm dần qua các ngày (2-3 ngày liên tiếp) thì bắt đầu giảm tiền
3) Dữ liệu giảm dần qua 2-3 ngày liên tiếp ko ra bình luận thì TẮT
+ Nó cần đến 1-2 người hỏi để nó phân phối ra ngày tiếp theo, nhưng nếu ko có là phải dừng lại luôn.
+ Có thêm người tiếp cận mà ko ra bình luận, lặp lại 2 ngày liên tiếp thì tắt.
✔ Một quảng cáo sống được và nó ổn là nó phải đều:
– Mục đích của mình là tạo ra chiến dịch luôn luôn có chuyển đổi “đều đặn” qua các ngày. Có, ra
đều, tăng dần, tăng tiền.
– Dẹp ngay tư tưởng : “Hôm nay không ngon thì ngày mai cũng xịt, không có chuyện ngày nay
không ngon thì ngày mai sẽ ngon”.
– Tính được giới hạn tiền chấp nhận chịu được để đảm bảo khi chạy quảng cáo không lỗ. VD: tiền
chấp nhận chịu được của qc Safaron là 500k/ ngày, đối với sản phẩm quần áo là 120k/ ngày …
nhưng tốt nhất mọi người không giàu thì loanh quanh 100-500K thôi.
✔ Mình cần tiếp cận người mới liên tục, để giải quyết bài toán “tăng doanh số” bằng cách “tăng người
mua hàng”.
✔ Mọi người có thể theo dõi “Bảng theo dõi chi phí – doanh thu” từ đó biết để điều chỉnh. Tiền đã tăng
lên, mà chất lượng ko tăng được nhiều lắm thì mình cần sớm quay lại ngân sách cũ.
✔ Báo cáo theo thời gian thực, 1 tiếng 1 lần. Mọi ng phải cảm tưởng tiền mọi ng bỏ ra 1,2 3, 4, đồng thì
đồng thứ 5 chắc chắn là đơn hàng. Có như vậy thì mới chạy được với Quy mô lớn.
✔ Công thức này người bình thường chắc chắn chạy được 3 triệu/ ngày. Càng chạy nhiều tiền thì khâu
đo lường báo cáo nó phải càng chuẩn. VD như mình chạy Triệu thứ 2 ra 4 khách, Triệu thứ 6 ra được
8 khách … thì như vậy mới quyết định được tiếp
✔ Đành rành chạy quảng cáo có độ trễ, nó sẽ mất 1-2 ngày, nhưng độ trễ này nó sẽ được giải quyết khi
mọi ng chạy quảng cáo đều thì có nghĩa là người xem qc hôm trước thì hôm nay có quyết định thì
mình vẫn có thể áng chừng được.
✔ Tối ưu hóa ngân sách chiến dịch. 1 acess 10 tệp đối tượng khác nhau, cùng 1 content. Muốn mở rộng
tệp để tránh trùng nhau thì có thể set tệp theo độ tuổi
NHẮC LẠI: Quảng cáo có hiệu quả thì phải có các đặc điểm
1. Sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và lý do mua hàng thuyết phục
2. Thông điệp đánh trúng trọng tâm và bắt được người ta chú ý
3. Nội dung hình ảnh phải có tuần tự mang tính thực tế cao
4. Set đúng định dạng
5. Đo lường không lãng phí
3. Đo lường 2 – Tỷ lệ tiếp cận
– Tỷ lệ tiếp cận = Con số Tiếp cận/ Tổng tệp
– Tỷ lệ tiếp cận
✔ đối với tệp lớn (tệp hàng triệu) là 0.3-0.5% tương ứng 8.000 hiển thị
✔ đối với tệp nhỏ chúng ta cần 1-2%, tối đa là 3% tương ứng 2.000 hiển thị
GIAI ĐOẠN 1: Giai đoạn máy học
– Triển khai giai đoạn máy học để có số lượt tiếp cận/ hiển thị tối thiểu
✔ Tệp lớn nhất thì cần tiếp cận tối thiểu 8.000 hiển thị
✔ Tệp nhỏ thì cần tiếp cận tối thiểu 2.000 hiển thị
– Thời gian đầu mình nên chạy với ngân sách cao để nó hoàn thành giai đoạn máy học là tốt nhất, chứ
không nên để nó lâu quá như ngân sách 20.000-50.000 thì rất lâu mới giải quyết được vấn đề. Ngân sách
nhỏ này vẫn đúng nếu như tệp mình nhỏ chỉ đâu đó 50.000 thì mình để được.
– Hoàn thành máy học mà giảm tiền thì không ảnh hưởng gì tới lượt tiếp cận/ hiển thị.
– Chưa hoàn thành máy học mà giảm tiền thì nó sẽ chưa tiếp cận đủ dữ liệu
GIAI ĐOẠN 2: Giai đoạn tăng tiền 1-10% tiếp cận tệp
– Sau giai đoạn máy học tức là tỷ lệ tiếp cận ở mức từ 1% trở đi – đến 10% thì tính tới Giai đoạn tăng tiền
✔ Từ 1%-10% là khúc ngon nhất của tệp.
✔ Toàn bộ tăng trưởng, và tăng tiền là lên trong giai đoạn này
✔ Tăng tiền thì có 03 cách
o Tăng trực tiếp vào nhóm quảng cáo/chiến dịch
o Nhân thêm nhóm quảng cáo
o Nhân thêm chiến dịch
– Nếu đã có tín hiệu đều, thì nghĩ cách tiêu thêm tiền, càng nhiều càng tốt
Thời điểm ngon như vậy sẽ khó lặp lại lần 2
Chúng ta đánh bao nhiêu nhóm quảng cáo tăng thêm thì nó phụ thuộc vào độ lớn của tệp
– Nếu tệp dưới 50K thì nên tăng tiền trực tiếp
– Nếu tệp từ 50-500K thì đánh từ 4-6 nhóm qc, mỗi nhóm trung bình là 100K, tệp to hơn nữa thì
nhiều nhóm hơn nữa.
– Nhìn chung với quy mô thị trường VN, tệp thích hợp để chạy thử nghiệm là từ 50K – 1 triệu người tiếp cận
tiềm năng. Lớn hơn 1 triệu thì không nên chạy mà cần phải có chiến thuật, phải có bài tương tác tốt. Vì
tệp càng lớn thì sai số càng lớn, hên thì được mà đa phần thì toàn xui, tỷ lệ rủi ro cao hơn.
GIAI ĐOẠN 3: Sau giai đoạn 10% là Giai đoạn ổn định 10-25% của Tệp tiếp cận.
– Chỉ cần theo dõi sự ổn định
– Nếu nó 20% trở lên thì xem xét dừng lại, hoặc đổi ads.
– Còn muốn đi được 60% của tệp thì bạn phải quy hoạch từ đầu, tệp này chạy miền nam, tệp kia chạy miền
bắc, nhóm qc này chạy cho nam, nhóm qc này chạy cho nữ. Phải quy hoạch ngay từ đầu thì mới đạt được
tổng tiếp cận nhiều nhất.
– Nếu tệp rộng, FB nó ko cho đi hết tệp, ngon nhất nó chỉ cho đi tối đa 10%. Mà có khi tệp quá to, nó chỉ đi
được 5%, nên mọi người thấy tệp to, thì khi set tệp chia tệp sao cho 500.000-1tr, hoặc dưới 02 triệu
người tiếp cận là đẹp nhất để mình chạy được hơn 1 tháng, 2 tháng.
✔ Vòng 1: Để chạy được 1% thì mình dùng ngân sách chiến dịch
✔ Vòng 2: Sau đó là thêm tệp. Từ 2% trở đi thì mình chạy vét tệp
✔ Vòng 3: Qua 10% mà ko đi được, khó quá thì mình quay lại ngân sách chiến dịch
để mình xào tệp
– Bây giờ muốn GIẢ ĐỊNH là mọi ng muốn đi thêm mà nó không cho, tức là chưa đi được 10% mà nó xuống
(nếu đi được 7-8% mà nó xuống thì bỏ, còn mới được 4-5% mà nó xuống) thì cần phải xử lý bằng cách sau
để cứu qc suy thoái
1. Đổi bài viết khác: Chấp nhận có thể lặp lại tệp. Bài này cần có các tiêu chí như sau:
+ Nên chưa được chạy quảng cáo
+ Thời gian đăng bài là gần nhất
+ Tương tác tự nhiên phải thật là nhiều (rất quan trọng)
+ Liên quan tới sản phẩm hoặc cùng đối tượng sản phẩm mà mình định đánh.
Mình có thể xem lại bài viết gần nhất của mình, bài nào tương tác tự nhiên tốt thì mình đẩy vào qc/
bài tương tác tự nhiên tốt mà không có sản phẩm mình bán thì mình thêm ảnh sản phẩm đang chạy
vào
2. Sửa bài đang chạy
+ Sửa 4 câu đầu
+ Thứ tự ảnh, thêm sửa vào ảnh, cho ảnh mà CR cao lên đầu
+ Sửa lại ảnh, thêm ảnh, chèn thông điệp
3. Cuối cùng là Viết lại bài mới
+ Nên thay đổi ảnh tương tự có tương tác cao
+ Nội dung bài viết có tương tác thì mới bắt đầu chạy lại ads
+ Dùng ảnh cũ cũng được, nhưng nên photoshop lại hoặc dùng ảnh chụp góc cạnh khác.
– Mọi người phải luôn tâm niệm nuôi chiến dịch được khoảng 2 tuần hoặc lâu hơn là tốt nhất. Thông
thường mình cần có kế hoạch về sản phẩm, tháng này mình có gì, chuẩn bị sẵn các bài viết tự nhiên trên
trang, để lấy bài nào bình luận nhiều thì sửa ảnh/ thêm SP muốn bán rồi đem đi chạy quảng cáo.
(*) Mẹo: Bài viết có nhiều tương tác thì có thể dùng để sửa, thêm ảnh, thêm SP để chạy quảng cáo
4. Một số lưu ý:
– Mục tiêu 1 quảng cáo sống lâu là ngày nào cũng phải có ng học, ko nên tắt quảng cáo ngày nghỉ (lễ tết) hay
thứ 7/chủ nhật. Nếu dừng lại thì ko chắc nó có chạy tiếp cận tiếp tới ng mới hay lặp lại phân phối với ng cũ,
hoặc nó có thể chạy ngắt quãng tới người kế tiếp xa hơn.
– 03 khẩu quyết thần kỳ khi chạy quảng cáo:
✔ Đã chạy thì phải đi được nhiều nhất có thể của Tệp
✔ Hiệu quả thì tăng tiền, không hiệu quả giảm tiền
✔ Camp nào xong rồi/ hoặc ko có ý nghĩa phải loại trừ ra
– Giống như 1 quả tên lửa khi bắn đi, phải là xa nhất, 10% nhanh nhất. Hành vi máy học của nó theo suốt cả
campaign.
– Khi một quảng cáo chạy, để tránh lặp lại quảng cáo tương tự đã phân phối tới KH thì khi set quảng cáo chọn
loại trừ phân phối lại quảng cáo với KH đã phân phối trước đó 1 ngày.
6. SCALE
1. Scale theo chiều dọc: Tăng trực tiếp (tăng 10%-30%)mình thường tăng 20%/lần
2. Scale theo chiều ngang: Tăng chiến dịch & tăng nhóm quảng cáo
3. Scale theo chiều ngang: Tăng tài khoản chạy + trang
Cuối cùng, cần nhớ rằng, việc chọn sản phẩm chạy quảng cáo Facebook không chỉ là về cảm giác, mà cần dựa trên cơ sở dữ liệu và phân tích kỹ lưỡng. Bạn cần liên tục theo dõi và đo lường hiệu quả của chiến dịch để điều chỉnh và cải thiện trong quá trình thực hiện.