Đường tinh luyện – “cái chế.t trắng” của thời đại mới
Ai cũng biết, đường trắng hay gọi là đường tinh luyện được làm từ mía. Sau khi mía được thu hoạch sẽ được mang đến nhà máy đưa vào máy nghiền thành nước, qua xử lý nhiều công đoạn quy trình, tinh luyện nhiều cấp độ sẽ cho ra “đường trắng” tinh khôi mà chúng ra đang dùng hàng ngày.
Mình tìm hiểu, năm 1700, một người Anh chỉ tiêu thụ khoảng 1,8kg đường/ năm. Nhưng tới những năm 1900, con số đó đã lên 40kg/ người/ năm. Còn theo số liệu của Hoa Kỳ, vào năm 2008, con người tiêu thụ hơn 28kg đường được thêm vào thực phẩm mỗi năm, chưa kể lượng đường được tiêu thụ từ các loại nước ép có đường.
Đường tinh luyện được sản xuất từ đường mía hoặc từ củ cải. Đầu tiên, nó được rửa bằng một loại dịch siro, sau đó là nước nóng. Tiếp đó là loại bỏ tạp chất (thường bằng quá trình hóa học), rồi tẩy màu, cô đặc, đun sôi lại cho đạt đến khi tinh thể hình thành. Đường được tách ra bằng máy ly tâm và sấy khô. Đến đây, những thành phần tự nhiên và giá trị dinh dưỡng của đường mía đều không còn. Về cơ bản mà nói, đường tinh luyện là một sản phẩm công nghiệp hơn là thực phẩm.
Nhiều nhà khoa học đứng ra nêu lên sự nguy hiểm của “cái chế.t trắng” này không chỉ dành riêng cho ma tuý. Nhưng vì lợi nhuận khổng lồ, ảnh hưởng đến các Tập đoàn nên bịt miệng truyền thông, người tiêu dùng không hiểu hết về tác hại của đường tinh luyện. Sau này, “cái chế.t trắng” được xuất bản.
Mình hạn chế đưa đường vào cơ thể, hoặc có thể chọn các loại đường khác thủ công, chiết xuất khác hơn, không qua quy trình hoá học sẽ an toàn.
Đợt vừa rồi, mình có đi thăm nhà máy ở Quảng Ngãi, họ chuyên làm mật mía. Họ nghiền lấy nước rồi nấu cô đặc từ 8-9 tiếng không qua quy trình tẩy rửa nào. Ăn thay cho đường, kho thịt, kho cá, hoà tan với nước đều rất ngon và thơm. Màu đặc sánh, óng ánh vàng. Mình có mang về dùng và thấy phù hợp. Nên bài tới, mình sẽ up bài tặng mật mía này cho ai quan tâm sức khoẻ của mình và gia đình